Bởi Hải Yến bật Thứ 2, 23 Tháng 9 2024
Đã đăng trong Tiếng Trung trẻ em
Trả lời 0
Thích 1
Lượt xem 72
Phiếu bầu 0
Tương tự như những ngôn ngữ khác, khi học tiếng Trung cũng cần tập trung vào 4 kỹ năng chính là nghe – nói – đọc – viết. Quá trình tích lũy và rèn luyện các kỹ năng này sẽ cải thiện nhanh chóng khả năng tiếng Trung của các bé. Dạy trẻ em tiếng Trung hay dạy Tiếng Trung trẻ em, người lớn không nên bỏ qua một trong 4 kỹ năng đó, bởi trẻ đang không hình thành khó và dễ, chúng ta hãy cố gắng kiên trì dạy trẻ Tiếng Trung. Cụ thể, phụ huynh nên áp dụng các phương pháp dạy cho từng kỹ năng như sau.

* Nghe
Phụ huynh nên cho trẻ nghe những mẩu chuyện ngụ ngôn kinh điển, câu chuyện về câu châm ngôn thường dùng hoặc truyền thuyết thần thoại Trung Quốc,… Bạn có thể dễ dàng tìm được hàng trăm tài liệu luyện nghe trên internet.
Tuy nhiên nên chọn những thông tin, câu chuyện thú vị, khơi gợi được sự tò mò để trẻ tự chủ động hơn trong việc tiếp thu kiến thức mới.

* Nói
Dù bạn nhận biết được mặt chữ, viết được từ vựng nhưng không thể nói thì đã đánh mất 50% khả năng giao tiếp. Vì thế, phụ huynh nên cổ vũ bé nói tiếng Trung.
Ví dụ, bạn hỏi trẻ “vật này gọi là gì”, “câu này có nghĩa là gì”,… Như vậy, bé sẽ dần biết cách diễn đạt suy nghĩ của mình và tập cách tư duy bằng cả hai ngôn ngữ.

*Đọc
Với kỹ năng đọc, phụ huynh có thể cho con bắt đầu học bằng những bài ca dao nhi đồng. Như vậy thì bé sẽ nắm được cách đọc vần tiếng Trung. Khi đã thông thạo rồi thì bạn cho trẻ đọc những đoạn văn ngắn chủ đề đời sống hằng ngày. Luyện tập từ những đoạn văn đơn giản đến phức tạp để trẻ tiếp thu từ từ, không bị nhồi nhét kiến thức.

* Viết
Viết là luôn là kỹ năng khó khăn với người học tiếng Trung dù là trẻ em hay người lớn. Bởi lẽ chữ Hán là kiểu chữ tượng hình với nhiều nét phải nhớ hoàn toàn khác với chữ cái latinh của tiếng Việt. Tuy nhiên không gì là không thể học nếu bạn nỗ lực luyện tập thường xuyên.

Để rèn luyện kỹ năng này, phụ huynh hãy động viên bé tập viết. Ban đầu không nên luyện viết cả một đoạn văn dài, bé sẽ thấy áp lực với quá nhiều kiến thức mới và mau chán.
Tốt nhất là luyện tập từ những thứ đơn giản như nét bút, những bộ thủ phổ biến, sau đó mới học từ vựng thường dùng, rồi viết thành câu, đoạn văn ngắn,…
Nếu trẻ gặp khó khăn trong việc ghi nhớ chữ cái và bắt đầu sử dụng phiên âm, bạn không nên la mắng con mà hãy động viên, để bé tiếp tục viết nhưng cần hạn chế tối đa việc viết phiên âm. Sau mỗi lần con thuần thục một chữ cái, phụ huynh nên khen ngợi để tạo động lực cho bé tiếp tục học những chữ mới.
Xem bài viết đầy đủ