Bởi Hỗ trợ 2 bật Chủ nhật, 27 Tháng 10 2024
Trả lời 0
Thích 1
Lượt xem 47
Phiếu bầu 0
Nội hàm sâu sắc của “Tôn Sư Trọng Đạo”

🌼 Từ xưa đến nay, “tôn Sư trọng Đạo” luôn là một nét đẹp trong nền văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam. Dù ở đâu, thời nào, người thầy vẫn giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội.

🌼 Vậy như thế nào là “tôn Sư trọng Đạo”?

🌿 Thầy giáo là người truyền thụ luân lý đạo đức, tri thức, giá trị quan niệm, dạy cho người ta quy phạm hành vi trong đối nhân xử thế và cũng là biểu tượng của đạo đức.

🌿 Trong “Lễ ký – Học ký” có viết: “Sư nghiêm, nhiên hậu đạo tôn; đạo tôn, nhiên hậu dân tri ki‌nh học.” Tức là, để có thể duy trì sự tôn nghiêm của thầy giáo không chỉ yêu cầu sự tôn kính và lễ nghĩa trong ngôn hành cử chỉ của học sinh với thầy mà còn là sự tôn trọng từ nội tâm, cần cù học tập, hiểu được đạo lý và uốn nắn bản thân.

🪷 Trong tiếng Trung, chữ Sư (phồn thể) được viết là 師, có nghĩa là Thầy. Đứng tại góc độ đại Đạo mà xét thì chữ “Sư” (師) bao gồm chữ “Nhất” (一) và chữ “Suất” (帥).

🪷 “Nhất” (一) là chỉ về Đạo, còn “Suất” (帥) có nghĩa là thống lĩnh, dẫn đầu. Vậy nên dạng chính thể của chữ “Sư” (師) có nghĩa là dựa vào người dẫn đầu về Đạo làm thầy cho mình. Cũng có nghĩa rằng, phàm là sư giả (tức là người làm thầy) thì tiên quyết phải là người truyền Đạo, hiểu Đạo, và đắc Đạo.

🪷 Là người học trò, người đệ tử thì tôn trọng thầy cũng chính là tôn trọng Đạo, mà trọng Đạo mới là chân chính tôn trọng sư phụ. Đây chính là hàm nghĩa của “tôn Sư trọng Đạo”.

🍃🍃🍃

Sưu tầm Internet!
Xem bài viết đầy đủ