Nội hàm tiếng Trung, học tiếng Trung qua nội hàm

Nội hàm tiếng Trung rất uyên thâm, chúng ta cùng nhau tìm hiểu một góc cạnh nhỏ trong nội hàm chữ tiếng Trung để nhớ lâu hơn nhé!
20 Tháng 9 2024
+ Trong tiếng Trung, Vũ đạo (舞) và Võ thuật (武) là hai từ đồng âm, cùng đọc là wǔ (Hán Việt là Vũ). Tuy vậy, sự khác biệt trong cách viết của hai chữ này khiến chúng khác nhau về mặt ý nghĩa. 

+ Khi viết chữ Vũ (武) trong Võ thuật, thì phía bên...
+ Trong tiếng Trung, Vũ đạo (舞) và Võ thuật (武) là hai từ đồng âm, cùng đọc là wǔ (Hán Việt là Vũ). Tuy vậy, sự khác biệt trong cách viết của hai chữ này khiến chúng khác nhau về mặt ý nghĩa. 

+ Khi viết chữ Vũ (武) trong Võ thuật, thì phía bên phải là bộ Qua “戈,” nghĩa là "thương", một loại vũ khí, và phía bên trái là bộ Chỉ “止” nghĩa là đình chỉ, dừng lại. Vì vậy ý nghĩa thực sự của Vũ (武) trong Võ thuật là chấm dứt chiến tranh và chiến đấu vì hòa bình. 

+ Mặt khác, Vũ (舞) trong Vũ đạo bắt đầu bằng chữ tượng hình thể hiện một người với đôi tay, và sau này có thêm đôi chân. Có một thành ngữ cổ Trung Hoa khá hài hước: Thủ chi vũ chi túc chi đạo chi (“手之舞之足之蹈之”). Dịch theo nghĩa đen có nghĩa là "khua tay múa chân", nhưng ý nghĩa thực sự của thành ngữ này là khi không thể biểu đạt một điều gì đó bằng văn thơ hay ca hát thì tại sao lại không múa nhỉ?!
Thêm
20 Tháng 9 2024 ·   6 tháng trước
+ Trong tiếng Trung, Vũ đạo (舞) và Võ thuật (武) là hai từ đồng âm, cùng đọc là wǔ (Hán Việt là Vũ). Tuy vậy, sự khác biệt trong cách viết của hai chữ này khiến chúng khác nhau về mặt ý nghĩa. 

+ Khi viết chữ Vũ (武) trong Võ thuật, thì phía bên...
+ Trong tiếng Trung, Vũ đạo (舞) và Võ thuật (武) là hai từ đồng âm, cùng đọc là wǔ (Hán Việt là Vũ). Tuy vậy, sự khác biệt trong cách viết của hai chữ này khiến chúng khác nhau về mặt ý nghĩa. 

+ Khi viết chữ Vũ (武) trong Võ thuật, thì phía bên phải là bộ Qua “戈,” nghĩa là "thương", một loại vũ khí, và phía bên trái là bộ Chỉ “止” nghĩa là đình chỉ, dừng lại. Vì vậy ý nghĩa thực sự của Vũ (武) trong Võ thuật là chấm dứt chiến tranh và chiến đấu vì hòa bình. 

+ Mặt khác, Vũ (舞) trong Vũ đạo bắt đầu bằng chữ tượng hình thể hiện một người với đôi tay, và sau này có thêm đôi chân. Có một thành ngữ cổ Trung Hoa khá hài hước: Thủ chi vũ chi túc chi đạo chi (“手之舞之足之蹈之”). Dịch theo nghĩa đen có nghĩa là "khua tay múa chân", nhưng ý nghĩa thực sự của thành ngữ này là khi không thể biểu đạt một điều gì đó bằng văn thơ hay ca hát thì tại sao lại không múa nhỉ?!
Thêm
20 Tháng 9 2024 ·   6 tháng trước
+ Trong tiếng Trung, chữ Dược (藥 yào) có nghĩa là thuốc được cấu thành bởi bộ phía trên là Thảo (艸, viết tắt là ++) và bên dưới là chữ Nhạc (樂 yuè) trong âm nhạc.

+ Có thể nói, chúng ta đều rất quen thuộc với những câu chuyện kể rằng các thầy...
+ Trong tiếng Trung, chữ Dược (藥 yào) có nghĩa là thuốc được cấu thành bởi bộ phía trên là Thảo (艸, viết tắt là ++) và bên dưới là chữ Nhạc (樂 yuè) trong âm nhạc.

+ Có thể nói, chúng ta đều rất quen thuộc với những câu chuyện kể rằng các thầy thuốc ngày xưa thường đi vào tận núi sâu rừng già, trèo đèo lội suối tìm kiếm các loại thảo mộc về làm thuốc. Nhưng có lẽ ít ai biết rằng người xưa còn dùng âm nhạc để trị bệnh… Và người Trung Quốc cổ đại thật may mắn vì ngay từ khi được ban cho chữ viết, họ cũng đồng thời được Thần giáo hóa rằng thảo mộc và âm nhạc là hai thứ có thể dùng để trị bệnh.
+ Chiếc khăn lụa Giai Điệu Thiên Thượng - Đàn Tỳ Bà với thiết kế lấy biểu tượng Nhạc (樂) làm trung tâm với họa tiết đàn tỳ bà, và ngũ âm Cung (宮), Thương (商), Giốc (角), Chủy (徵), Vũ (羽) được viết theo lối chữ Triện (một kiểu chữ thư pháp Trung Quốc cổ), cùng họa tiết các loại nhạc cụ cổ đại: đá, da, tre, lụa (dây), kim loại, gỗ, bầu và đất sét.
Thêm
20 Tháng 9 2024 ·   6 tháng trước
Điều gì quyết định một người là tốt hay không? Ông bà xưa thường hay nói, hễ ai có nhiều đức 德 (dé)thì đó là người tốt.
Vậy đức là gì 德? Lão Tử từng nói: "Người có thiện với ta hay không, ta vẫn thiện với người. Người có thật với ta hay không,...
Điều gì quyết định một người là tốt hay không? Ông bà xưa thường hay nói, hễ ai có nhiều đức 德 (dé)thì đó là người tốt.
Vậy đức là gì 德? Lão Tử từng nói: "Người có thiện với ta hay không, ta vẫn thiện với người. Người có thật với ta hay không, ta vẫn luôn thành thật." (tạm dịch).
Chữ đức 德 có bên trái là bộ xích “彳", chỉ hành động; bên phải kết hợp bởi chữ tâm “心" bên dưới và chữ trực “直" bên trên - có nguồn gốc từ hình vẽ một con mắt nhìn thẳng về phía trước. Tựu chung lại, chữ đức 德 tượng trưng cho phẩm chất của một người luôn thành thật và thiện lương trong từng suy nghĩ và hành động.
Trong tiếng Hoa những từ có phát âm giống nhau thường có nghĩa tương tự nhau, chẳng hạn như chữ 德 (dé) là đạo đức và 得 (dé) là đắc được. Hai chữ này liên hệ như thế nào? Đa phần người Hoa tin rằng những ai làm điều tốt, sống có đạo đức, thì sẽ được hưởng gì đó ở kiếp sau. Vậy nên, có lẽ đã đến lúc nghĩ một chút về đức 德 rồi, phải không? Bạn cảm thấy thế nào?
Thêm
20 Tháng 9 2024 ·   6 tháng trước
Không có ảnh nào khả dụng
Thả một tập tin vào đây để tải lên.
Không thể tải nội dung chú giải công cụ.